Nhân vật môn phái
Thời Bắc Tống, uy danh của giới cao thủ võ lâm vô cùng lớn mạnh, Thất Đại Môn Phái chia ra hùng cứ tứ phương.
Thiếu Lâm có 36 đường quyền cước biến hóa khôn lường, khắp nơi ngưỡng mộ. Võ Đang với trường phái nội công, luôn tạo được tiếng vang trên giang hồ. Nga My khi uyển chuyển với bộ kiếm pháp tuyệt đỉnh, khi huyền ảo cùng tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt...Cái Bang ngọa hổ tàng long, vang danh thiên hạ bởi Đả Cẩu Bổng Pháp và Giáng Long Thập Bát Chưởng….
Mỗi môn phái có những đặc trưng riêng, không xác định được đâu là mạnh nhất. Bạn sẽ chọn cho mình môn phái nào để bắt đầu những chuỗi ngày đầy hào hứng trên giang hồ?

Thiếu Lâm Tục Gia (sĩ)
Thiếu Lâm Võ Tông (ẩn)
Thiếu Lâm Thiền Tông (ẩn)

Võ Đang Đạo Gia (ẩn)
Võ Đang Tục Gia (hiệp)
Nga My tọa lạc ở Nga My sơn, Tứ Xuyên. Phàm đệ tử Nga My đều là nữ giới phân ra đệ tử tục gia và đệ tử phật gia. Chưởng Môn kế tục thường là đệ tử phật gia đảm nhiệm.
Tỷ lệ xuất chiêu nhanh nhạy, trrong chiến đấu né tránh sự tấn công của đối phương, tốc độ hồi phục của đệ tử Nga My thường nhanh hơn các môn phái khác.

Nga My Tục Gia (hiệp)
Nga My Phật Gia (ẩn)
Cái Bang có lịch sử lâu đời, trên giang hồ được mệnh danh “Thiên hạ đệ nhất bang” với địa vị quan trọng trong giới võ lâm Trung Nguyên. Danh tiếng Cái Bang lừng lẫy bốn phương, trong bang ngọa hổ tàng long, nhân tài xuất chúng. Trải rộng Đông, Tây, Nam, Bắc nơi nào có ăn mày là nơi đó có Cái Bang.
Đệ tử trong bang tương trợ lẫn nhau, rất có nghĩa khí. Kỹ năng nổi tiếng: Giáng Long Thập Bát Chưởng, Đả Cẩu Bổng Pháp. Ngoài ra, ưu điểm lớn nhất của Cái Bang là bất cứ nơi nào cũng có thể ngủ nhằm hồi phục khí huyết, thể lực. Tốc độ hồi phục nhanh hơn các phái khác.

Cái Bang Tịnh Y (sĩ)
Cái Bang Ô Y (hiệp)

Người gia tộc Đường giỏi trong việc đặt bẫy, phát minh và sử dụng các loại ám khí, hỏa khí, uy lực kinh người. Võ lâm chánh đạo hay đại nghĩa dân tộc đối với người Đường Môn không có ý nghĩa, họ chỉ sống trong thế giới của mình chính vì lẽ đó họ không thích kết giao với danh môn chánh phái hay tà ma ngoại đạo.
Đường Môn không phân nhánh võ công. Sát thủ chuyên bố trí cơ quan cạm bẫy. Giỏi trong việc sử dụng ám khí, tốc độ xuất chiêu khiến đối phương khiếp sợ.
Thiên Ba Dương Phủ thuộc phủ đệ của Dương Nghiệp, vị anh hùng dân tộc có công chống giặc Liêu thời Bắc Tống, tọa lạc ở Biện Kinh gần Kim Thủy Hà. Câu chuyện về Dương Gia Tướng trải qua trăm năm vẫn được lưu truyền trong lịch sử Trung Quốc.
Nhân vật chủ yếu trong Dương Gia tướng phải bắt đầu từ đại đao lệnh công Dương Vô Địch - Dương Nghiệp và con cháu ba đời gồm Bát tỷ, Cửu muội, Mộc Quế Anh, Dương Bài Phong...và một số nữ tướng khác. Nhân vật Mạnh, Tiêu tuy không thuộc họ Dương nhưng cũng được xếp vào hàng ngũ Dương Gia Tướng.

Dương Môn Thương Kỵ
Lịch sử
Đặc điểm
Dương Môn Cung Kỵ
Lịch sử
Đặc điểm
Vùng đất hoang tàn ở Miêu Cương với địa thế hiểm trở, nhiều rắn độc mãnh thú. Người Miêu từ xưa được dị nhân truyền thụ bí thuật bỏ độc, người đời quen gọi cổ thuật. Về sau có người ẩn cư lâu năm trong núi, học được thuật cổ hợp nhất, tự xưng Kim Tàm lão tiên. Đệ tử Bạch Diện lang quân của ông ta học được chân truyền, sáng lập nên Ngũ Độc giáo, tôn lão tiên làm Ngũ Độc tổ sư.
Ngũ Độc giáo có cách tín ngưỡng riêng biệt vì vậy dẫn đến xung đột với các môn phái lẫn địa phương khác. Phong tục lạ thường như dùng độc, dùng cổ, thậm chí ăn thịt người khiến các địa phương khác căm thù, xem họ như dị loại.
